-
09-24-2015, 05:19 PM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 6
Bảo vệ cuộc sống chính bạn với máy đo an toàn thực phẩm Soeks
Sức khỏe của con người đang bị đe dọa bởi chính những loại thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày. Mỗi năm có hàng triệu người đã chết vì thực phẩm không an toàn, trong đó có những hóa chất độc hại do con người chế chế biến và sử dụng thực phẩm không an toàn, tích lũy dần mỗi ngày gây nên bệnh ung thư.
Đó thực sự là một cảnh báo nghiêm trọng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và các thói quen ăn uống không lành mạnh của người Việt. Máy đo an toàn thực phẩm chính là giải pháp giúp chúng ta tìm ra nguồn thực phẩm tươi, sạch được nhiều chuyên gia hàng đầu về an toàn thực phẩm trong nước và quốc tế khuyên dùng để bảo vệ cuộc sống của chính bạn và những người thân.
Dưới đây là Video phóng sự về công dụng của máy đo an toàn thực phẩm Soeks để biết được nó quan trọng thế nào cho cuộc sống của bạn:
- » Cách vệ sinh máy giặt nhanh chóng và dễ thực hiện (21/03/2023)
- » Nên chọn quần áo cho trẻ vào mùa hè như thế nào? (07/03/2023)
- » Những điều mà ba mẹ cần làm khi con trẻ bị đau bụng quanh rốn (28/02/2023)
- » Thứ tự mọc răng của bé là như thế nào? Làm sao để theo dõi quá trình mọc răng của bé? (27/02/2023)
- » Khi nào nên dùng bỉm quần cho trẻ sơ sinh? (27/02/2023)
- » Công ty Minh Hiền chuyên may nón quảng cáo, đồ sơ sinh (06/07/2021)
- » Tìm hiểu về mũ có kính che chống giọt bắn (05/07/2021)
- » Xưởng may nón nhận may gia công nón chống dịch (24/06/2021)
- » Quảng bá thương hiệu bằng nón quảng (19/06/2021)
- » Tư vấn báo giá may và in thuê quảng cáo (09/06/2021)
- » Thuốc kích dục cho chàng Sevenmaxx. Bán ở đâu? Giá bao nhiêu? (24/03/2023)
- » Liệt kê những lợi ích nhận được từ việc chơi game giúp con trẻ phát triển lành mạnh (24/03/2023)
- » Cơ sở nâng mũi uy tín tại Quảng Ngãi (24/03/2023)
- » Truyền dịch tại nhà và những điều bạn cần biết (24/03/2023)
- » Bác sĩ nâng mũi đẹp tại Quảng Ngãi (24/03/2023)
- » Bác sĩ cắt mí uy tín, đẹp tại Quảng Ngãi (24/03/2023)
- » công thức cho bánh su kem 3 tầng bổ dưỡng thơm ngon (23/03/2023)
- » Cách thức làm chân giò muối Tây Ban Nha | ích lợi của việc ăn giết xông khói (23/03/2023)
- » Địa chỉ cắt mí uy tín tại Quảng Ngãi (23/03/2023)
- » Địa chỉ nâng mũi uy tín tại Quảng Ngãi (23/03/2023)
-
11-04-2016, 09:06 PM #2
Junior Member
- Ngày tham gia
- Oct 2016
- Đang ở
- cần thơ
- Bài viết
- 9
Đó thực sự là một cảnh báo nghiêm trọng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và các thói quen ăn uống không lành mạnh của người Việt.
-
11-07-2016, 01:36 PM #3
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2016
- Bài viết
- 6
Sức khỏe
Sức khỏe của con người đang bị đe dọa bởi chính những loại thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày. Mỗi năm có hàng triệu người đã chết vì thực phẩm không an toàn, trong đó có những hóa chất độc hại do con người chế chế biến và sử dụng thực phẩm không an toàn, tích lũy dần mỗi ngày gây nên bệnh ung thư.
-
11-13-2016, 09:44 PM #4
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2016
- Bài viết
- 14
Mẹo giúp bé tiêu hóa tốt
Chế độ ăn hợp lý, bổ sung rau xanh và chất xơ, uống đủ nước, chế biến hợp vệ sinh... là những lưu ý giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh.
Bé ăn ngon và hấp thu tốt, phát triển khỏe mạnh và thông minh là mong muốn của cha mẹ. Tuy nhiên, trong những năm đầu đời, bé dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa. Mẹ cần hiểu rõ sinh lý hệ tiêu hóa và cách chăm sóc dinh dưỡng cho bé.
Gõ caption vào đây
Hệ tiêu hóa tác động tới sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ tiêu hóa không tốt
Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Về mặt sinh học, các bộ phận của hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ đều chưa hoàn thiện và dễ bị tổn thương trong giai đoạn đầu đời. Tế bào tuyến nước bọt chưa phát triển, có thể khiến niêm mạc khô và nhiễm trùng. Cơ thắt van thực quản còn ở trạng thái nhão. Niêm mạc dạ dày tiết axit chlohydrit và enzym ít hơn người lớn, thành ruột của trẻ cũng mỏng hơn.
Mẹ cho trẻ bú và ăn uống không đúng cách: Chế độ ăn không đúng thành phần dinh dưỡng, khoảng cách các bữa hoặc thay đổi thức ăn đột ngột khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi, có thể bị nôn trớ, đầy hơi, trướng bụng, táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống...
Trẻ thiếu men lactase nên khó tiêu hóa sữa bò: Trong sữa bò tươi có đường lactose và đạm casein khiến trẻ khó hấp thu, dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
Sử dụng kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột: Trẻ thường mắc phải các bệnh đường hô hấp mỗi khi thay đổi thời tiết. Việc sử dụng nhiều loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh dài ngày sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, gây loạn khuẩn đường ruột.
Chăm sóc hệ tiêu hóa của bé đúng cách
Chế độ ăn hợp lý: Mẹ cần cho trẻ ăn dặm đúng lứa tuổi (từ 6 tháng trở lên) và lưu ý cách cho ăn. Không nên ép trẻ ăn những món chưa quen hoặc cho trẻ ăn quá nhiều loại thức ăn khác nhau trong ngày, vì bộ máy tiêu hoá của trẻ còn non yếu. Cho trẻ ăn sớm các loại hải sản, thực phẩm nguyên hạt, nhiều đạm, tinh bột… cũng không tốt, dễ khiến hệ tiêu hóa bị “quá tải”.
Bổ sung thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa: Để tránh tình trạng táo bón, khó tiêu, mẹ nên bổ sung các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc… vào thực đơn hàng ngày cho bé. Thực phẩm giàu chất xơ có khả năng giữ và thanh lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa, tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy các chất thải còn lại ra bên ngoài. Ngoài ra, các loại dinh dưỡng công thức giảm đường lactose và có đạm whey thủy phân dễ hấp thu, hệ chất béo không chứa dầu cọ và chất xơ GOS cũng giúp trẻ tiêu hoá tốt hơn.
Uống đủ nước: Nước làm thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong hệ tiêu hóa. Uống nước đều đặn hàng ngày là một trong những cách dễ làm và hiệu quả để cải thiện hệ tiêu hóa của bé.
Đảm bảo vệ sinh chế biến thức ăn: Thức ăn của trẻ luôn cần được chế biến từ nguyên liệu sạch, an toàn và tươi ngon. Mẹ nên cho trẻ ăn dứt điểm từng bữa, hạn chế tình trạng hâm lại nhiều lần. Cần thận trọng khi hâm bằng lò vi sóng vì lượng nhiệt có thể phân bổ không đều, nên nấu mềm và nghiền nhuyễn thực phẩm thay vì hầm lấy nước.
Tummy Test là công cụ do Hội Nhi khoa Việt Nam và Chi hội Dinh dưỡng Lâm sàng phát triển dành cho trẻ 0-36 tháng. Mẹ có thể tìm hiểu thêm các bí quyết chăm sóc hệ tiêu hóa cho bé và làm bài trắc nghiệm Tummy Test tại đây.
-
11-13-2016, 09:46 PM #5
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2016
- Bài viết
- 14
Thực đơn bữa sáng lí tưởng cả tuần nuôi con ‘chân dài’
Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển chiều cao. Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho con, mẹ nên lưu ý rằng bữa sáng là bữa ăn bắt đầu một ngày mới, ngay sau khi bé vừa trải qua một giấc ngủ dài, vì thế mà bé cần được nạp năng lượng cùng dưỡng chất cần thiết để phát triển thể chất tối ưu.
Dưới đây là gợi ý về một thực đơn bữa sáng cho bé lý tưởng trong vòng 1 tuần, giúp bé tăng chiều cao hiệu quả:
Thứ hai: Bánh mỳ kẹp trứng rán + Sữa
Không chỉ là món ăn chế biến nhanh gọn, thuận tiện, bánh mỳ kẹp trứng rán còn là món ăn cực bổ dưỡng cho bé. Protein và canxi trong trứng, sữa đặc biệt tốt cho bé phát triển chiều cao.
Thứ ba: Cháo phô mai + Chuối
Mẹ có thể tham khảo rất nhiều món cháo phô mai ngon cho bé tại đây để chế biến cho con. Phô mai giàu protein và canxi, giúp bé phát triển hệ xương. Bên cạnh đó, chuối là loại quả là một loại trái cây nhiệt đới chứa rất nhiều hợp chất Fructooligosaccharides, có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi và trao đổi chất cũng như sự hình thành các mô sụn – tiền đề để có được một khung xương vững chắc.
Thứ tư: Cháo hải sản (cá, tôm hoặc cua,…, tùy mẹ lựa chọn) + Sữa
Tùy loại thủy hải sản mà mẹ mua là gì, mẹ có thể sáng tạo những món cháo ngon, nóng hổi cho bé ăn buổi sáng, chẳng hạn như cháo cua đồng, cháo cua bể, cháo tôm, cháo cá,…
Thứ năm: Mì xào thịt bằm và cải bó xôi + Mít
-
11-13-2016, 09:47 PM #6
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2016
- Bài viết
- 14
Sai lầm khiến bé uống sữa nhiều vẫn không cao
Muốn nuôi con “chân dài” thì mẹ hãy nhanh chóng loại bỏ những quan niệm sai lầm liên quan đến việc tăng chiều cao cho bé dưới đây:
Chỉ tập trung bổ sung canxi cho con
Mẹ đừng tưởng rằng chỉ cần bổ sung canxi là con sẽ có thân hình cao lớn, phát triển. Canxi giúp xương cứng cáp, khỏe mạnh nhưng để xương dài ra thì một trong những dưỡng chất quan trọng hàng đầu cần có phải là protein. Nguồn thực phẩm chứa nhiều protein là thịt, cá, đậu, trứng cùng các sản phẩm từ sữa,...
Để trẻ mang vác vật nặng
Trọng lực lên cơ thể ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển chiều cao. Ở vùng đĩa đệm giữa các đốt sống, các khớp kéo dài ra được là nhờ môi trường không trọng lực. Các nhà du hành vũ trụ thường sẽ cao thêm 5-7 cm khi bay vào không gian là vì lí do này.Vì thế, nếu để trẻ mang vác, ôm gánh đồ đạc nặng thường xuyên (chẳng hạn như đeo ba lô hàng ngày quá nặng) sẽ làm kìm hãm sự tăng trưởng chiều cao của trẻ.
“Quên” chăm sóc tinh thần của trẻ
Cha mẹ không chỉ cần chú trọng đến thể chất của trẻ mà còn phải quan tâm đến tinh thần của con. Đây cũng là yếu tố có tác động rất lớn tới chiều cao của trẻ. Một cuộc sống nhiều lo âu, căng thẳng, buồn phiền kéo dài không chỉ tổn hại đến tinh thần mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và cảm giác thèm ăn của trẻ. Một đứa trẻ thiếu ăn, thiếu ngủ thì đương nhiên rất khó để phát triển được tầm vóc.
Ngồi không đúng tư thế
sai lam khien be uong sua nhieu van khong cao - 2
Rèn cho con ngồi ngay ngắn, thẳng lưng từ nhỏ không chỉ giúp bé phát triển chiều cao mà còn chống được các tật về mắt. (Ảnh minh họa)
Tư thế ngồi vào bàn rất quan trọng. Ngồi sai tư thế (chẳng hạn như còng lưng, lệch vai,...) không chỉ khiến trẻ trông có vẻ nhỏ bé hẳn đi mà còn dần dần khiến trẻ trở thành người có tầm vóc thấp bé thật sự. Rèn cho con ngồi ngay ngắn, thẳng lưng từ nhỏ không chỉ giúp bé phát triển chiều cao mà còn chống được các tật về mắt.
Không rèn con ngủ sớm, ngủ đủ giấc
Các hooc môn tăng trưởng thường được tiết ra vào ban đêm, khi con người đã đi ngủ nhiều hơn so với ban ngày. Trẻ có thói quen thức khuya cùng bố mẹ, mải chơi máy tính, điện thoại, xem TV hoặc ngủ ít sẽ khiến việc sản xuất hooc môn tăng trưởng trong cơ thể bị giảm sút.
Bên cạnh đó, cần nhớ rằng chất lượng của giấc ngủ còn quan trọng hơn cả tổng số giờ ngủ. Để trẻ thức tới đêm rồi ngủ nướng đến tận sáng cũng không đảm bảo cho việc trẻ sẽ tăng trưởng về chiều cao. Cần rèn cho con thói quen ngủ theo lịch trình đều đặn, đúng giờ hàng ngày, ngủ sớm dậy sớm, trước khi đi ngủ nên thư giãn (có thể tắm nước nóng), sau khi thức dậy nên vươn vai, duỗi người để kích thích các cơ phát triển.
-
11-13-2016, 09:48 PM #7
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2016
- Bài viết
- 14
Đủ loại sữa tăng chiều cao mà con vẫn 'nấm lùn'
Vợ chồng em được đánh giá là có chiều cao tương đối tốt, em cao khoảng 1,63m, còn anh cao 1,75m. Với chiều cao này, 2 vợ chồng luôn nghĩ con cái tương lai cũng sẽ có một chiều cao lí tưởng.
Mặc dù biết chiều cao của trẻ chịu ảnh hưởng lớn từ phía gen di truyền, nhưng 2 vợ chồng cũng không có chủ quan. Em vẫn cho con uống sữa đều đặn và bổ sung các thực phẩm đủ năng lượng, cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất. Nhưng không hiểu sao, con gái của em không hề hấp thụ được dưỡng chất. Cháu năm nay 12 tuổi mà chỉ cao 1,4m và nặng 15kg. Em có lên mạng xem mức độ chuẩn của trẻ thì được biết, ở độ tuổi này của cháu phải đạt chiều cao khoảng 1,55m và nặng 18kg.
Bài liên quan:
Con 3 tuổi chưa biết ăn cơm, 'cứu' em!
Nỗi sầu ai thấu vì con không ị
Bé hay ốm vặt, có nên uống thuốc tăng đề kháng?
Sửng sốt phát hiện bà cho cháu uống kháng sinh
Cạnh nhà, có một cặp vợ chồng chiều cao kiêm tốn nhưng đứa con lại cao vượt trội. Em có tham khảo ý kiến của chị, thì chị cũng chỉ nói là cho con uống sữa và ăn nhiều thức phẩm canxi. Em lên mạng tìm hiểu và hỏi ý kiến mọi người thấy sữa tốt cho chiều cao của con là em không ngần ngại đầu tư. Tính đến nay, không biết em đã đổi bao nhiêu loại sữa cho con. Em cho con uống mỗi loại trong một khoảng thời gian nhất định, nếu thấy không có tiến triển gì là lại ngay lập tức đổi sữa.
Dạo gần đây, con bé hay kêu mỏi tay chân. Mỗi lần con xách một món đồ dù nhẹ đến mấy, nhưng chỉ cần mang trong một lúc lâu, cháu cũng kêu mỏi tay. Vợ chồng cứ nghĩ là do cháu ít vận động nên dẫn đến tình trạng đấy. Vốn từ lúc sinh ra sức khỏe của con không tốt, rất hay ốm đau, nên 2 vợ chồng ít cho cháu làm việc, hạn chế cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa. Vì sức khỏe con như vậy, em luôn nghĩ chỉ cần con ngoan học giỏi là tốt.
Chỉ đến khi thấy cháu kêu mỏi đầu gối, vợ chồng em mới tá hỏa. Mọi người quanh xóm đều bảo con gái em thiếu canxi. Em không hiểu mình đã cho con uống và ăn nhiều thực phẩm canxi như vậy mà con vẫn bị thiếu canxi, dưỡng chất con ăn vào người nó đi đằng nào hết. Con không cao thì đành, nhưng nó lại còn gầy yếu khiến em rất lo.
Bà nội dạo này thấy cháu như vậy thì hay nói kháy "bố mẹ có đến nỗi nào đâu, mà con lại được có một mẩu thế kia?", "mẹ thì béo như thế, trong khi con thì gầy gò ốm yếu". Nghe mẹ chồng nói vậy cũng buồn, đâu có phải vợ chồng em chăm con không tốt, cũng tốn bao nhiêu tiền của đấy chứ.
Các chị em ơi, có chị em nào mà có con giống trường hợp của em không? Mọi người có cách gì để giúp em cải thiện tình hình này của con không, giúp em với.
-
11-13-2016, 09:50 PM #8
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2016
- Bài viết
- 14
Vợ chồng em được đánh giá là có chiều cao tương đối tốt
Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, sốt virus có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Thời tiết chuyển mùa luôn là điều kiện thuận lợi để các loại virus gây bệnh phát triển mạnh; đối với trẻ em, sức để kháng còn yếu nên đây là thời điểm bé rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan tới hô hấp, sốt virus,...
PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, tại khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), số ca trẻ bị sốt virus đang tăng lên. Một trong những nguyên nhân là do những ngày gần đây thời tiết thay đổi, nắng mưa thất thường khiến cho trẻ dễ bị mắc bệnh hơn.
Triệu chứng trẻ bị sốt virus
Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, trẻ bị sốt virus thường sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, đi kèm một số dấu hiệu khác như:
- Đau cơ bắp: Khi sốt virus, một số trẻ bị đau nhức khắp mình mẩy, cơ bắp; ở trẻ nhỏ thì hay quấy khóc, đau đầu; tuy nhiên, một số trường hợp bé bị đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, chơi nghịch được.
- Phát ban: Ở một số bé thường bị nổi ban sau 2 - 3 ngày bị sốt (khi xuất hiện ban thì bé đỡ sốt hơn).
- Mắt nhìn mờ: Trẻ bị chảy nước mắt, kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt,... khiến khi nhìn mọi vật bị mờ đi.
- Nôn: Trẻ thường nôn nhiều lần, nhất là sau bữa ăn.
Ngoài ra, một số triệu chứng thường gặp khi trẻ bị sốt virus là ho, chảy nước mũi, hắt hơi, đi ngoài,... Một số trẻ nhỏ bị sốt virus còn lên cơn co giật liên hồi kèm tình trạng khó thở. Đặc biệt, một số phụ huynh cho rằng sốt virus là phải sốt rất cao, tuy nhiên, vẫn có những trường hợp trẻ sốt virus nhưng chỉ có biểu hiện sốt nhẹ. Do đó, bố mẹ không nên chủ quan mà phải theo dõi trẻ sát sao.
kinh nghiem cham con sot virus tiet giao mua - 1
PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
Những biến chứng nguy hiểm
Thông thường, trẻ bị sốt virus có thể khỏi sau 5 - 7 ngày điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng cảnh báo, một số biến chứng có thể xảy ra ở trẻ như:
- Viêm phổi: Đây là biến chứng nặng thường gặp, có thể bùng phát thành dịch với diễn biến phức tạp và nguy hiểm.
- Viêm tiểu phế quản: Hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, đây cũng là biến chứng rất nặng có thể xảy ra với trẻ nhỏ.
- Viêm thanh quản: Khi thanh quản bị sưng phù có thể khiến trẻ bị khó thở, thở rít.
- Viêm cơ tim, gây loạn nhịp tim, ngừng tim: Sau khi hết sốt mà trẻ vẫn mệt, lịm đi, không chơi nghịch, không ăn được thì bố mẹ cần cẩn thận.
- Đáng ngại nhất là bệnh có thể gây ra những biến chứng ở não, trẻ bị co giật, hôn mê và có thể mang di chứng nặng nề.
Chăm sóc trẻ sốt virus
Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, nếu không xảy ra những biến chứng nguy hiểm trên thì phần lớn bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày. Phụ huynh chỉ cần chăm sóc trẻ thông thường: hạ sốt khi trẻ sốt cao, nếu trẻ bị ho thì cho uống thuốc ho, uống nhiều nước và nhất là cần cho trẻ nghỉ ngơi. Tuyệt đối không để trẻ ra ngoài đi chơi, đi học,... sau khi uống thuốc, như thế sẽ rất nguy hiểm bởi nó tạo điều kiện cho những biến chứng xảy ra.
Cũng theo bác sĩ Dũng, với những phụ huynh có hiểu biết rõ về cách chăm sóc trẻ bị sốt virus thì không nhất thiết phải đưa trẻ tới bệnh viện mà có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều sau: Giữ nhà cửa và phòng của trẻ thoáng mát (tuyệt đối không đóng kín cửa), không mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp nhiều chăn, dán miếng hạ sốt khi thấy con sốt cao, rét. Khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở nên thì cho trẻ uống hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, nếu bố mẹ chưa có hiểu biết, kinh nghiệm về chăm sóc trẻ bị sốt virus thì nên đưa con tới bệnh viện để trẻ được chăm sóc tốt nhất. Hoặc trong trường hợp nghi ngờ trẻ có thể bị mắc bệnh khác, nghi ngờ biến chứng xảy ra thì cần cho trẻ đi khám kịp thời. Đặc biệt, nếu theo dõi thấy trẻ bị sốt quá 3 ngày thì cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế để khám và điều trị.
-
11-13-2016, 09:52 PM #9
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2016
- Bài viết
- 14
Cho trẻ uống kháng sinh đâu phải hại con
Theo Bác sĩ Dương Bá Trực, phụ huynh cần có một cái nhìn đúng hơn về kháng sinh bởi khi trẻ bị nhiễm trùng thì vẫn cần kháng sinh để điều trị.
Một độc giả kể chuyện Sửng sốt phát hiện bà cho cháu uống kháng sinh và thắc mắc về vấn đề: "Liệu con mới 10 tháng tuổi có nên cho uống kháng sinh không?" như sau:
"Cu Tít nhà em hiện mới được hơn 10 tháng và bị ho đã hai tuần nay. Em dùng các bài thuốc dân gian như chanh đào mật ong hay diếp cá nước gạo để trị ho cho bé nhưng không thấy khỏi, trong khi mẹ chồng em lại tự ý mua siro và kháng sinh cho bé uống. Tuy nhiên vì không muốn con phải đụng đến kháng sinh, trẻ con là phải tự ốm, tự khỏi nên dù dưới sức ép liên tục của mẹ chồng, em vẫn kiên quyết không chữa cho con bằng thuốc mà chỉ nhỏ mũi, rửa mũi cho con liên tục. Vì thế không khí trong nhà em rất căng thẳng vì mỗi người muốn trị bệnh cho con một kiểu.
Em muốn hỏi là: Liệu con mới 10 tháng tuổi có nên cho uống kháng sinh không? Và có cách nào chữa ho cho bé mà không phải dùng thuốc?"
Trả lời thắc mắc của độc giả, Tiến sĩ Dương Bá Trực - Bác sĩ khoa nhi - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Thực ra, kháng sinh rất quan trọng khi trẻ có các triệu chứng lâm sàng về nhiễm trùng nghi do vi khuẩn, vi nấm. Khi đó, phải dùng kháng sinh để điều trị".
Tuy nhiên, cũng theo bác sĩ Trực, chỉ khi trẻ bị nhiễm vi trùng mới dùng kháng sinh. Ví dụ, khi trẻ mắc bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi; các bệnh về tai - mũi - họng như viêm tai, amidan,... hay khi trẻ có dấu hiệu viêm nhiễm như sưng, nóng, đỏ,...
Việc dùng kháng sinh phải cẩn trọng, nhất là đối với trẻ nhỏ. Các bà mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về cho trẻ uống khi thấy con có dấu hiệu ốm, bệnh mà cần đưa trẻ đến các bệnh viện, cơ sở y tế để bác sĩ khám và tìm ra nguyên nhân. Khi đó, nếu trẻ bị mắc bệnh do nhiễm vi khuẩn thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh gì, cách dùng và liều lượng cụ thể ra sao cho hợp lý với từng trẻ.
"cho tre uong khang sinh dau phai hai con" - 1
Trẻ nhỏ cần được khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh trước khi dùng thuốc. (Ảnh minh họa)
Bài liên quan:
Bé hay ốm vặt, có nên uống thuốc tăng đề kháng?
Trẻ nhiễm độc chì sẽ giảm IQ
"Cậu nhỏ" của con... biến mất, có nên phẫu thuật?
Bé dậy thì sớm, lớn lên sẽ thấp lùn
Bác sĩ Trực nói thêm: "Một số bà mẹ cứ quan niệm rằng dùng kháng sinh là không tốt, là có hại cho trẻ nhỏ, nhiều mẹ còn nhất định không chịu cho con dùng khi bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, cần có một cái nhìn đúng hơn về kháng sinh. Bởi khi trẻ bị nhiễm trùng thì vẫn cần dùng đến kháng sinh để điều trị.
Quan trọng là cần xác định được nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn hay virus (vì kháng sinh không có tác dụng đối với các bệnh do virus gây nên). Tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi đứa trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại kháng sinh với liều lượng phù hợp. Chỉ khi lạm dụng kháng sinh bừa bãi, chẳng hạn bố mẹ cứ thấy con ốm sốt, ho, sổ mũi là mua kháng sinh cho con uống mà không quan tâm đến nguyên nhân, khi đó mới gây hại cho trẻ. Vì ngoài các tác dụng phụ như diệt vi khuẩn có lợi, không diệt được vi khuẩn có hại khiến sức để kháng của cơ thể bị suy yếu,... kháng sinh còn gây mệt mỏi, chán ăn cho trẻ".
Cũng theo bác sĩ Trực, trong trường hợp trẻ bị ho kéo dài như độc giả thắc mắc, cần phải đưa con đến bệnh viện để bác sĩ khám và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, rồi đưa ra cách điều trị phù hợp. Không nên để tình trạng như vậy kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con. Trong trường hợp trẻ bị ho do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh gì, liều lượng cụ thể và cách dùng (uống, tiêm, đặt hậu môn,...) Khi đó, người mẹ cũng cần tuân thủ đúng chỉ định để đạt được kết quả tốt nhất.
:
:
Các Chủ đề tương tự
-
Máy đo an toàn thực phẩm SOEKS NUC 019 – 01 (Máy đo Nitrat Tester)
Bởi toninh trong diễn đàn Mẹ Và BéTrả lời: 0Bài viết cuối: 09-23-2015, 02:26 PM
Lối sống nhanh, nếp sử dụng quá nhiêu đồ uống kích thích như bia, rượu…cộng thêm áp lực từ công việc, từ gia đình khiến cho tỷ lệ nam giới yếu sinh lý hiện giờ tăng lên đáng kể. Yếu sinh lý chẳng...
Thuốc kích dục cho chàng Sevenmaxx. Bán ở đâu? Giá bao nhiêu?