Không ít người đặt ra câu hỏi, xét nghiệm nước tiểu có độ pH cao nói lên điều gì? Độ pH là một trong các chỉ số quan trọng trong xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu. Chỉ số này khi tăng cao thể hiện một số vấn đề mà bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể.
>> phòng khám nội tiết uy tín
>> bác sĩ khám da liễu tốt ở hà nội
Chỉ số pH và mức trung bình của nó là gì?
Độ pH đánh giá tính acid hoặc kiềm của nước tiểu thông qua nồng độ ion H+ tự do trong nước tiểu. Chỉ số pH =7.0 được coi là giá trị trung tính của nước tiểu. Trong một cơ thể khỏe mạnh cân bằng, độ pH nước tiểu hơi acid vào buổi sáng pH 6,5-7 và dần trở nên kiềm hơn vào buổi tối pH 7,5-8. Tuy nhiên độ pH bình thường của nước tiểu có thể dao động và chấp nhận được từ mức không khỏe mạnh pH 4,6 đến pH >8 .
Nếu độ pH vượt ra ngoài giá trị bình thường vừa nêu và tình trạng đó kéo dài sẽ cho thấy cơ thể đã mắc bệnh. Khi đi khám và có kết quả xét nghiệm nước tiểu có độ pH cao có thể cho biết cơ thể đang bị mất đi các chất kiềm ở mô cơ thể. Các chất kiềm này có vai trò làm vùng đệm cho cơ thể đang trong tình trạng quá acid. Nhưng việc pH cao cũng có thể chỉ đơn giản cho thấy một số khoáng chất kiềm dư đã được cơ thể tự đào thải.
Xét nghiệm nước tiểu có độ pH cao nghĩa là gì?
Nếu pH nước tiểu <6,0 được gọi là trường hợp nước tiểu có tính acid. Trong khi đó, nếu pH > 8 được coi là nước tiểu có tính kiềm .
Trường hợp xét nghiệm nước tiểu có độ pH cao hay nước tiểu có tính kiềm (pH >8), thể hiện một số vấn đề như:
- Nhiễm trùng tiểu do proteus và pseudomonas gây phân hủy urea.
- Toan hóa ống thận, suy thận mạn.
- Kiềm chuyển hóa do nôn ói.
- Kiềm hô hấp do tăng thông khí, nhịp thở nhanh bất thường.
- Vi trùng do tình trạng nhiễm trùng đường tiểu cũng làm nước tiểu có tính kiềm.
- Do ăn nhiều rau quả đặc biệt là cây họ đậu, cam quít làm kiềm hóa nước tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu có độ pH cao không phải lúc nào cũng bất lợi. Có một số bệnh cần giữ pH nước tiểu hơi acid hoặc hơi kiềm (pH hơi cao) để kết hợp điều trị. Sau khi khỏi bệnh mới cần đưa pH nước tiểu trở về chỉ số trung tính. Do đó, kiểm soát pH nước tiểu rất quan trọng trong một số trường hợp.
Yếu tố nào tác động đến kết quả xét nghiệm pH?
- Nếu mẫu nước tiểu để lâu mang đi xét nghiệm, vi khuẩn sẽ phân hủy urea tạo thành NH3 gây kiềm hóa nước tiểu (tăng độ pH).
- Muối amoni chlorua gây acid hóa nước tiểu.
- Sodium bicarbonate, potassium citrate, acetazolamide gây kiềm hóa nước tiểu (tăng độ pH).
- Nước tiểu có tính kiềm (tăng độ pH) sau ăn do sự bài tiết acid của dạ dày.
Do đó, người bệnh cần cung cấp mẫu nước tiểu còn tươi để giúp đánh giá chính xác độ pH nước tiểu